két sắt, két sắt vân tay, két sắt an toàn, két an toàn, két chống cháy, két bạc an toàn, két sắt chống cháy

Trộm kỹ thuật cao

(Cập nhật: 8/3/2010 7:31:02 PM)

Theo thống kê của Công an TP HCM, trong tháng 8 tổng số vụ trộm tài sản trên địa bàn TP HCM là 344 vụ, tăng đột biến. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là ý thức bảo vệ tài sản của người dân chưa được nâng cao trong khi đó thì "tay nghề" của kẻ trộm ngày một "điêu luyện", tinh vi hơn…

Cu Lùn cùng các tên trộm chuyên nghiệp khác
 
 
"Siêu trộm" ngày càng gia tăng
 
Trong làng đạo chích ở Sài Gòn trước năm 1975 thì Ph. được xem là nổi tiếng nhất. Hắn đột nhập vào nhà dễ như trở bàn tay dù có khá nhiều lớp cửa khóa và bảo vệ canh gác. Sau giải phóng, vì tuổi cao nên Ph. giải nghệ nhưng đã truyền đạt hết "ngón nghề" cho đứa con trai của mình là T. “điệu" (đã chết do bị tai nạn giao thông). 
Theo hồ sơ của trinh sát Phòng Cảnh sát hình sự, Công an TP HCM trước đây thì tuy chỉ ở độ tuổi vị thành niên nhưng T. “điệu" còn điêu luyện hơn cả cha mình. Đối với hắn, không có ổ khóa, cánh cửa nào là an toàn vì hắn có cả "bộ đồ nghề" (gồm 6 kìm cộng lực, đoãn, cưa) với trị giá hàng chục triệu đồng được xem là có thể phá được tất cả các cánh cửa sắt trong một thời gian khá nhanh. 
Cũng nổi tiếng như T. “điệu" là L. “chôm chôm". Tay  này không chỉ sở hữu "bộ đồ nghề" thượng hạng mà còn thường xuyên mua các loại ổ khóa tân tiến nhất để… nghiên cứu và chế tạo ra dụng cụ để vô hiệu hóa, sau đó bán lại cho những kẻ trộm khác. 
Một trong những tên trộm có thể nói là "học trò xuất sắc" của L. “chôm chôm" là Cu Lùn (tên thật Bùi Phụ Lợi, 24 tuổi). Vào năm 2000, tuy mới 16 tuổi nhưng Cu Lùn đã một thân một mình trôi dạt từ quê ở Quảng Ngãi vào TP HCM để mưu sinh. Tại đây, hắn đã "tầm sư học đạo" và nhanh chóng tiếp thu kỹ năng cắt cửa, bẻ khóa. 
Sau một thời gian "thử nghiệm" ngón nghề, cuối năm 2005 Cu Lùn đã tụ tập được hơn 10 đối tượng đều là dân giang hồ tứ chiếng từ các tỉnh phía Bắc vào TP HCM.
Để qua mắt lực lượng Công an, Cu Lùn không để cho đồng bọn biết nơi cư ngụ của nhau mà chỉ liên lạc qua điện thoại, tập hợp ở quán cà phê bàn bạc, đi trộm và chia tài sản ngay trong đêm, sau đó đường ai nấy đi. 
Phương tiện mà chúng đi gây án là xe phân khối lớn, xoáy nòng chạy với tốc độ trên 100km/h để "cắt đuôi" những ai theo dõi. Chính vì vậy mà phải mất hơn 60 ngày theo dõi, Công an quận Thủ Đức mới bắt được Cu Lùn và 13 đồng bọn vào năm 2006. 
Mới đây nhất, khoảng 3h sáng ngày 8/9, trên đường đi tuần tra, Công an phường Hiệp Thành (quận 12) đã bắt được hai tên trộm là Nguyễn Hữu Thông (22 tuổi, tạm trú ở khu phố 3, Thới An, quận 12) và Nguyễn Khắc Tấn (27 tuổi, tạm trú Đông Thạnh, Hóc Môn). 
Khám xét nơi ở của hai đối tượng trên, Công an phường Hiệp Thành thu giữ 60 cục pin điện thoại di động, 34 bộ sạc pin, 18 bộ đọc thẻ nhớ… Số tài sản còn lại này chúng khai trộm ở nhiều cửa hàng điện thoại di động ở khu vực quận 12, huyện Củ Chi, Hóc Môn. 
Để thực hiện trót lọt những vụ trộm trên, Thông đã bỏ ra 6 tháng trời để học nghề mở khóa và chi hơn 5 triệu đồng để sắm "bộ đồ nghề". 
Theo lời của Thông thì những tên trộm chuyên nghiệp học cùng khóa với y hầu như kẻ nào cũng sở hữu "bộ đồ nghề" kiểu này nên có thể khẳng định một điều rằng: Không có một ngôi nhà nào là an toàn với kẻ trộm. Vậy thì phải làm sao để phòng chống trộm? 
Có ý thức, trộm vào nhà cũng phải chịu thua! 
Khác với những cướp giật trên đường phố là gặp đâu cướp đó khi có thời cơ, những tên trộm trước khi thực hiện một vụ trộm nào cũng điều nghiên rất kỹ, theo dõi chi li từng giờ giấc sinh hoạt cũng như thói quen của gia chủ nên chỉ cần ít phút sơ hở là gặp họa ngay. Và như chúng tôi đã đề cập ở trên, nếu gia chủ tin tưởng vào khóa cửa (dù có tân tiến đến mấy) thì khả năng bị mất trộm là rất cao. 
Thực tế từ những vụ mất trộm (ở đây chúng tôi chỉ đề cập đến mất trộm trong nhà) cho thấy, phần lớn bọn trộm đột nhập vào nhà không có người giữ dù có khóa nhiều lớp cửa. Trong trường hợp này, trộm sẽ dễ dàng bẻ khóa cửa cổng, cửa chính. 
Tương tự, ở nhiều nhà lầu nhưng không có người ngủ ở tầng trệt, trộm có thể bẻ bản lề cửa chính bằng kìm cộng lực như Cu Lùn đã từng thực hiện. Trong trường hợp không thể đột nhập vào cửa chính (do cửa không có bản lề phía ngoài và đã khóa bên trong) thì trộm có thể đột nhập từ lỗ thông gió, trổ mái tôn nhưng phổ biến nhất là từ cửa sổ không đóng. 
Để chống kiểu đột nhập bằng "cửa phụ" này, ngoài việc phải đóng kín các cửa sổ, Trung tá Lê Phương Hồ, Phó trưởng Công an phường Hiệp Thành (quận 12) còn đưa ra kinh nghiệm: "Từ trước đến nay, mọi người ít khi nghe vụ trộm nào mà thủ phạm đột nhập vào nhà bằng "cửa phụ" sau đó bẻ khóa cửa chính cả. 
Bởi trong tình thế không có lối thoát nếu như bị phát hiện, tên trộm sẽ không đủ bình tĩnh để thực hiện thao tác bẻ khóa. Phương thức mà chúng áp dụng đó là tìm chìa khóa cửa mà gia chủ thường có thói quen để ở đâu đó gần cửa chính để mở cửa cho đồng bọn vào. 
Do vậy, gia chủ cần tạo một thói quen là sau khi khóa cửa phải mang giấu chìa khóa cẩn thận. Nhiều gia đình nhờ ý thức được việc này nên kẻ trộm cũng đành phải "ra về tay không"!
 
Theo CAND

Tin tức khác

  • Két sắt USA
    Két-sắt-USA
    Két-sắt-chống-cháy-USA
    Két-sắt-nhập-khẩu-USA
    Két-sắt-cao-cấp
    Hộp-két-USA
    Két sắt nhập khẩu

két sắt, két sắt vân tay, két sắt an toàn, két an toàn, két chống cháy, két bạc an toàn, két sắt chống cháy